Sign In

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký loạt thỏa thuận về khoa học công nghệ

12:08 10/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 10/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký loạt thỏa thuận hợp tác về phát triển khoa học công nghệ với các hiệp hội chuyên ngành.

Ngày 10/5, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh), Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp tỉnh Bắc Ninh chủ trì tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cùng các văn bản liên quan.

Đây là sự kiện quan trọng nhằm quán triệt, cụ thể hóa các định hướng lớn vào thực tiễn ngành nông nghiệp và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết văn bản hợp tác phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo với Liên hiệp các Hội Khoa khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBDN tỉnh Bắc Ninh; ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT… cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ tham gia hội nghị chứng kiến lễ ký.

Tiếp theo lễ ký của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Văn Long, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cũng ký một loạt văn bản hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Các đối tác ký của Vụ gồm: Tập đoàn Dabaco; Tập đoàn MASAN; Trường Đại học VinUni thuộc Tập đoàn Vingroup; Công ty Cổ phân Nông nghiệp BAF Việt Nam; Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN; Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa; Công ty BSB NANOTECH.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, chuyển đổi số hiện nay không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Trong bối cảnh ngành đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu gay gắt, tài nguyên suy giảm và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình sản xuất truyền thống không còn phù hợp. Do đó, để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và bảo vệ môi trường sống, toàn ngành cần đổi mới tư duy và lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng phát triển.

Đại diện địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh, đây là cơ hội quý giá để Bắc Ninh và ngành Nông nghiệp và Môi trường Bắc Ninh được tiếp cận những tâm huyết chuyên sâu từ các nhà khoa học, chuyên gia và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương, doanh nghiệp, viện trường nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết thành các chương trình, đề án, mô hình triển khai hiệu quả tại địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, TS Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, khẳng định Nghị quyết 57 phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu, đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển đất nước.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ KHCN khẳng định: “Chữ đầu tiên của Nghị quyết 57 là ‘đột phá’ - điều đó không phải ngẫu nhiên.” Bởi đây chính là tinh thần xuyên suốt trong hệ thống các văn bản, thể hiện rõ khát vọng đưa đất nước vươn lên bằng động lực từ khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao. “Không có doanh nghiệp đột phá nếu thiếu người tài. Không có chính phủ số nếu thiếu lãnh đạo am hiểu công nghệ. Và càng không thể có quốc gia sáng tạo nếu không có nền giáo dục và chính sách tuyển dụng khuyến khích trí tuệ”, TS. Nguyễn Phú Tiến nói.

Chương trình hội nghị bao gồm 2 phần chính, phiên toàn thể vào buổi sáng và các phiên chuyên đề buổi chiều. Trong đó, phiên toàn thể sáng 10/5 diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, quy tụ khoảng 500 đại biểu đến từ các Bộ, ngành Trung ương, cơ quan Quốc hội, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức quốc tế.

Nhóm Phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới