Sign In

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

10:05 26/06/2025

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai

Theo ống kính phóng viên ảnh tới Trường Sa

23/06/2025

Với phóng viên ảnh lần đầu ra đảo Trường Sa, đó là một chuyến đi khắc sâu vào tâm trí. Những ánh mắt, nụ cười, làn sóng, ngọn gió… được ghi lại như những lát cắt sống động, không chỉ để xem, để cảm nhận, mà còn để kể lại bằng ngôn ngữ của hình ảnh, ánh sáng và xúc cảm về miền đất thiêng liêng của Tổ quốc

Kế hoạch tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

23/06/2025

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương vừa ban hành Kế hoạch số 80-KH/BTGDVTW ngày10/6/2025 tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Bảo vệ đa dạng sinh học, nhân lên sự sống trong lòng biển

23/06/2025

Thảm cỏ biển, rạn san hô chính là những ‘chiếc nôi’ nuôi dưỡng sự sống trong lòng biển, khởi nguồn cho nguồn lợi thủy sản cực kỳ phong phú trên vùng biển Việt Nam

Khơi dậy tiềm năng carbon xanh từ biển

23/06/2025

Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Việt Nam có cơ hội lớn biến tín chỉ carbon thành nguồn lực tài chính bền vững, thúc đẩy kinh tế xanh

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

23/06/2025

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước

Biển không chỉ có cá: Mô hình mới phát triển kinh tế biển xanh Việt Nam

18/06/2025

Biển không chỉ là nguồn sống, nguồn sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam. Khi thế giới chuyển mình khỏi dầu khí để hướng tới năng lượng tái tạo và kinh tế xanh, biển đang trở thành không gian của điện gió, nuôi biển tuần hoàn và bảo tồn sinh học. Việt Nam, với bờ biển dài và tầm nhìn mới, đang định nghĩa lại cách phát triển kinh tế từ đại dương và có cơ hội vươn lên thành quốc gia mạnh về biển một cách bền vững

    Tỉnh/Thành

    Thứ 4

    29/11/2023

    Hà Nội

    26°C

    43%

    0°C - 0°C

    scattered clouds