Sign In

Tuyển vị trí Tư vấn cá nhân hỗ trợ thực hiện dự án

11:51 28/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Để hỗ trợ triển khai các hoạt động, Dự án cần tuyển dụng một Tư vấn cá nhân hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Ban QLDA.

Vị trí công tác: Tư vấn cá nhân hỗ trợ thực hiện dự án

Địa điểm làm việc: Hà Nội và các địa phương liên quan đến triển khai Dự án

Thời gian làm việc: Khoảng 48 tháng (toàn thời gian) tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Dự án

Ngày dự kiến bắt đầu làm việc: Quý II/2025

Tên Dự án: Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chất thải nhựa đại dương trong bối cảnh phục hồi xanh hậu COVID-19 tại Việt Nam.

Chủ Dự án: Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)

1. Thông tin chung:

Dự án “Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chất thải nhựa Đại dương trong bối cảnh Phục hồi xanh hậu COVID-19 tại Việt Nam” do GEF/UNDP tài trợ đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt tại Quyết định số 674/QĐ-BTMT ngày 28/02/2025. Theo đó, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam được giao là chủ dự án. Hiện nay, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai thực hiện Dự án.

Mục tiêu của Dự án là tăng cường thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chất thải nhựa đại dương ở cấp quốc gia và tỉnh Bình Định làm điểm thí điểm, góp phần phục hồi xanh sau COVID-19. Để đạt mục tiêu trên, Dự án sẽ thực hiện các hoạt động thuộc các hợp phần sau:

- Hợp phần 1: Hỗ trợ Khung chính sách về nhựa đại dương được triển khai hiệu quả.

- Hợp phần 2: Thay đổi hành vi trong các lĩnh vực liên quan (ví dụ: thực phẩm và đồ uống) để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với chương trình thí điểm tại tỉnh Bình Định.

- Hợp phần 3: Nâng cao nhận thức, giám sát và đánh giá.

- Hợp phần 4: Quản lý dự án.

Dự án được triển khai trong 04 năm (bắt đầu 2025), Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan chủ quản, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là Chủ dự án.

Dự án dự kiến đạt được các kết quả chính sau:

- Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa biển trong đó có cập nhật Cơ sở dữ liệu nền về rác thải nhựa biển, dự thảo Báo cáo hiện trạng rác thải nhựa biển.

- Kế hoạch quốc gia về quản lý chất thải nhựa đại dương được triển khai hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

- Áp dụng phương pháp đánh giá vòng đời để tăng cường quản lý chất thải và nhựa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Bình Định là tỉnh thí điểm để nhân rộng trên toàn quốc.

- Giám sát và đánh giá Dự án.

- Khởi xướng nhân rộng và cập nhật những kinh nghiệm và bài học tốt nhất tại Việt Nam, ASEAN và toàn cầu.

- Hỗ trợ đàm phán và triển khai INC.

Để hỗ trợ triển khai các hoạt động, Dự án cần tuyển dụng một Tư vấn cá nhân hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Ban QLDA.

2. Nhiệm vụ và trách nhiệm:

Tư vấn hỗ trợ thực hiện Dự án có trách nhiệm hỗ trợ hành chính cho các hoạt động của Ban QLDA, đảm bảo công việc hành chính của Dự án được thực hiện tốt. Tư vấn cũng có trách nhiệm hỗ trợ cho Giám đốc Ban QLDA, cán bộ Ban QLDA và các chuyên gia đến làm việc bao gồm các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế được Dự án tuyển dụng.

Trong phạm vi trách nhiệm nêu trên, Tư vấn được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Nhiệm vụ hành chính:

- Cung cấp các hỗ trợ cần thiết trong việc quản lý hoạt động của Dự án theo Văn kiện Dự án và các quy định của cơ quan quản lý.

- Dự thảo văn bản trong phạm vi trách nhiệm của Ban QLDA.

- Hỗ trợ hồ sơ, thủ tục liên quan đến đấu thầu.

- Chuẩn bị các công việc hỗ trợ cho mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm và các phương tiện hỗ trợ khi cần thiết.

- Hỗ trợ hành chính cho các sự kiện, bao gồm tổ chức hội thảo, cuộc họp (hàng tháng, hàng quý và hàng năm), tham quan học tập, các sự kiện đào tạo.

- Chuẩn bị cho các chuyến công tác của Ban QLDA, bao gồm cả thị thực (visa), phương tiện và đặt chỗ ở cho cán bộ Dự án, tư vấn và khách mời.

- Hỗ trợ việc lập kế hoạch hoạt động và các báo cáo của Dự án.

- Quản lý các hồ sơ, tài liệu và văn bản của Dự án.

- Chuẩn bị và lưu trữ dữ liệu các sự kiện của Dự án để cung cấp thông tin cho cán bộ Dự án,

Ban Chỉ đạo Dự án, UNDP và các đơn vị, tổ chức khác tham gia Dự án.

- Tiếp nhận điện thoại, email và thư tín.

- Hỗ trợ hành chính cho Quản đốc Dự án và cán bộ Dự án trong các hoạt động, các cuộc họp và các sự kiện khác theo yêu cầu.

- Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự phân công của Quản đốc Dự án hoặc Giám đốc Ban QLDA.

b) Nhiệm vụ phiên dịch/dịch thuật tiếng Anh - Việt:

- Phiên dịch tại các buổi họp, thảo luận,… liên quan đến các hoạt động của Dự án (bao gồm các buổi họp, hội thảo quy mô nhỏ, các chuyến đi thực địa hoặc các hoạt động khác liên quan đến Dự án).

- Phiên dịch cho Giám đốc Ban QLDA, cán bộ Dự án và các chuyên gia tư vấn quốc tế theo yêu cầu.

- Dịch các báo cáo, văn bản, tài liệu,… của Dự án và của các chuyên gia theo sự phân công của Quản đốc Dự án hoặc Lãnh đạo Ban QLDA.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến phiên dịch/dịch thuật theo yêu cầu của Quản đốc Dự án hoặc Lãnh đạo Ban QLDA.

3. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Khoa học môi trường, công nghệ môi trường hoặc các lĩnh vực quản lý, liên quan khác.

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến quản lý chất thải, chất thải nhựa là một lợi thế.

- Có kinh nghiệm đấu thầu là một lợi thế.

Dự án “Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chất thải nhựa đại dương trong bối cảnh phục hồi xanh hậu COVID-19 tại Việt Nam”

- Có kỹ năng thư ký tốt, nắm được các thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Có kinh nghiệm hợp tác, hiểu cách thức làm việc của các đối tác quốc tế, chính phủ Việt Nam, địa phương….

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan đến hoạt động hỗ trợ thực hiện dự án quốc tế hoặc hành chính và các công việc khác; ưu tiên có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan phát triển như

UNDP hoặc các nhà tài trợ khác.

- Có kỹ năng nói, viết, dịch thuật và phiên dịch tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.

- Có kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm văn phòng như MS Word, Excel và Power Point.

4. Thời gian làm việc:

Tư vấn sẽ làm việc mỗi tháng khoảng 15 ngày tại Văn phòng Ban QLDA. Hợp đồng có thời hạn 48 tháng (dự kiến từ tháng 02 năm 2025) theo thời gian thực hiện của Dự án.

5. Giám sát:

Tư vấn chịu sự giám sát của Quản đốc Dự án.

6. Chế độ thù lao:

Tư vấn sẽ được hưởng chế độ thù lao theo các quy định tại Hướng dẫ n của Liên hợp quốc - Liên minh Châu Âu về tài trợ chi phí địa phương trong Hợp tác phát triển với Việt Nam (phiên bản năm 2022) và phù hợp với ngân sách được phê duyệt

7. Hồ sơ dự tuyển 

- Thư ứng tuyển kèm CV (tiếng Việt và tiếng Anh);

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan. 

- Địa chỉ liên hệ và nhận hồ sơ: dddat@mae.gov.vn 

- Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 9/5/2025

 

Ban QLDA

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới