Sign In

Siêu cảng 50.000 tỷ đồng của Việt Nam: Đánh thức “rừng vàng biển bạc”, dự kiến thu 40.000 tỷ mỗi năm

13:49 02/06/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô 571 ha, với tổng chiều dài công trình hơn 7 km, được thiết kế để đón tàu container có trọng tải lên đến 250.000 DWT; tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000-65.000 tấn và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn. Đây là dự án do Tập đoàn MSC - hãng vận tải container lớn nhất thế giới - đề xuất và triển khai.

Phối cảnh minh họa về Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.Phối cảnh minh họa về Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh: vimc.co

Theo tính toán sơ bộ, khi được đầu tư hoàn chỉnh và đạt công suất thiết kế vào năm 2045, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến sẽ mang lại nguồn thu từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng mỗi năm.

https://media.baodautu.vn/Images/phuongthanh02/2024/12/24/2-cangcangio.jpg

Phối cảnh minh họa về Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh: baodautu.vn

Cảng quốc tế Cần Giờ được quy hoạch phát triển theo 7 giai đoạn (2027-2045). Giai đoạn đầu dự kiến khởi công trước năm 2027. Giai đoạn cuối dự kiến hoàn thành vào năm 2045, đánh dấu sự hình thành trọn vẹn của một siêu cảng tại khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Cảng xanh đầu tiên của Việt Nam

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được định hướng trở thành cảng xanh đầu tiên tại Việt Nam, tích hợp các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường - Theo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về Đề án Nghiên cứu Xây dựng Cảng Trung chuyển Quốc tế Cần Giờ; trong đó, thành phố xác định nghiên cứu cảng này trở thành cảng xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đó, cảng dự kiến sẽ:

- Sử dụng 100% năng lượng điện: Cảng được thiết kế để sử dụng hoàn toàn năng lượng điện cho các hoạt động vận hành, bao gồm cẩu bờ, cẩu bãi và các phương tiện vận chuyển nội bộ. Điều này giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2 so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu diesel.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa: Cảng dự kiến triển khai cảng điện tử (ePort), sử dụng các phần mềm quản lý hiện đại như hệ thống TOS (Terminal Operating System) để tối ưu hóa hoạt động bốc dỡ và quản lý container, giảm thiểu thời gian chờ và tiêu thụ năng lượng.

Các ứng dụng như thanh toán trực tuyến, chứng từ điện tử và mobile apps cho phương tiện vận chuyển… cũng được tích hợp để giảm thiểu thủ tục giấy tờ, góp phần bảo vệ môi trường.

- Thiết bị và phương tiện sử dụng năng lượng sạch: Nhà đầu tư (Công ty CP Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A thuộc MSC) cam kết mang công nghệ hiện đại nhất đến Cần Giờ, bao gồm các thiết bị xếp dỡ tiên tiến chạy bằng điện hoặc năng lượng tái tạo.

Các phương tiện như xe nâng, xe kéo nội bộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng điện, tương tự mô hình tại Cảng TC-HICT (Hải Phòng), nơi 100% cẩu giàn và tàu lai dắt dùng điện, tiết kiệm hơn 3,5 triệu kWh điện mỗi năm.

- Quản lý môi trường và giảm phát thải: Cảng được thiết kế tuân thủ 6 nhóm tiêu chí cảng xanh của Việt Nam, bao gồm: Nhận thức về cảng xanh, sử dụng tài nguyên hiệu quả, quản lý chất lượng môi trường, sử dụng năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ thông tin, và giảm phát thải/ứng phó biến đổi khí hậu. Để đạt danh hiệu cảng xanh, cảng cần đạt tối thiểu 60/100 điểm theo tiêu chuẩn.

Các biện pháp như kiểm soát tiếng ồn, quản lý chất thải rắn và lỏng, và sử dụng hệ thống giám sát môi trường sẽ được triển khai để bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (được UNESCO công nhận).

Theo Tờ trình của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hứa hẹn thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp nhằm phát triển hạ tầng cảng biển hiện đại. Đồng thời, dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 lao động trực tiếp tại cảng, cùng hàng chục nghìn nhân lực phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan. Do đó, theo tính toán sơ bộ, khi hoàn chỉnh cảng sẽ đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà nước từ 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm.

Không những thế, cảng Cần Giờ còn góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ hàng hải thế giới, trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế quan trọng trong khu vực. Với khả năng thu hút các tập đoàn vận tải, logistics lớn trên toàn cầu, cảng sẽ đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Muôn Nguyễn ST

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới