Sign In

Ngày hội chống ô nhiễm trắng tại Côn Đảo

20:47 15/06/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Một loạt sự kiện nhằm truyền thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa, chống ô nhiễm trắng đã diễn ra tại Côn Đảo tối 14/6.

Tối 14/6, UBND huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) phối hợp cùng Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội thi “Thời trang tái chế” và Hội thi “Nét đẹp xanh - chống ô nhiễm trắng” năm 2025 trên địa bàn huyện Côn Đảo. Sự kiện nhằm nhằm hưởng ứng Ngày Đại dương thế giớivà Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025.

Theo ông Trần Thanh Huyền, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cộng đồng dân cư đã đồng loạt tổ chức triển khai Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Kết quả ban đầu rất đáng khích lệ và phần nào thể hiện qua hội thi năm 2025. Thông điệp mạnh mẽ gửi đến toàn thể cộng đồng: Chúng ta cần thay đổi thói quen tiêu dùng, nói “KHÔNG” với túi ni lông và nhựa dùng một lần.

Các đội thi đến từ 9 khu dân cư phối hợp với các đơn vị thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo. Ảnh: TN.

“Thay mặt chính quyền huyện Côn Đảo, tôi mong rằng mỗi cán bộ, công chức, hội viên, đoàn viên, học sinh, Nhân dân và du khách sẽ đồng hành cùng với UBND huyện chung tay xây dựng Côn Đảo xanh – sạch – đẹp”, ông Trần Thanh Huyền chia sẻ.

Trong khuôn khổ hội thi “Nét đẹp xanh - chống ô nhiễm trắng”, 9 khu dân cư phối hợp cùng các đơn vị thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện đem tới nhiều tiểu phẩm, nhảy trình diễn, kịch, bài thuyết trình... về nội dung bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn gắn với thực tiễn trên địa bàn huyện Côn Đảo.

Giải nhất được trao cho tiết mục nhảy mashup bảo vệ môi trường. Giải nhì là tiểu phẩm “Cùng hành động vì môi trường”; chập cải lương “Kinh tế tuần hoàn”. Giải ba thuộc tiểu phẩm “Biển kêu cứu”; tiết mục nhảy tập thể “Phân loại rác”. Giải khuyến khích thuộc về các tiết mục: Nhảy tiếng gọi rừng xanh, nhảy bảo vệ môi trường, nhảy tập thể hoạt cảnh hoà nhịp môi trường và tiểu phẩm “Phân loại bảo vệ tương lai”.

Ban tổ chức trao giải thưởng cho các đội có thành tích tốt nhất. Ảnh: TN.

Tại hội thi “Thời trang tái chế và nét đẹp xanh chống ô nhiễm trắng”, các phần trình diễn mang tới nhiều bộ trang phục làm từ nhựa, nilon tái chế với thông điệp khuyến khích cộng đồng bảo vệ môi trường biển. Những bộ trang phục độc đáo được tái chế từ vật liệu tưởng chừng bỏ đi chính là minh chứng rõ ràng cho việc "biến rác thành tài nguyên", biến ý tưởng thành hành động. Với những sản phẩm và trang phục tái chế độc đáo, sáng tạo cùng thông điệp ý nghĩa, hội thi đã để lại nhiều ấn tượng đẹp.

Cũng trong dịp này, các đơn vị, đoàn thể tại Côn Đảo đã chuẩn bị nhiều gian hàng trưng này sản phẩm tái chế thuộc mô hình kinh tế tuần hoàn trên địa bàn huyện, kết hợp quảng bá du lịch xanh không rác thải nhựa. Người dân và du khách có mặt có cơ hội tham quan và tìm hiểu quá trình làm ra những sản phẩm tái chế mang tính ứng dụng trong đời sống.

Một trong những gian trưng bày ấn tượng về sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa. Ảnh: TN.

Vấn đề lớn nhất về rác thải nhựa chính là lượng rác nhựa càng ngày càng lớn theo thời gian, trong khi đó, các giải pháp xử lý ở Việt Nam nói chung cũng như Côn Đảo nói riêng vẫn đang trong giai đoạn "tìm đường".

Ông Trần Thanh Huyền chia sẻ: Hội thi là một trong những giải pháp tuyên truyền tập trung của huyện. Song song đó, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyển khai tuyên truyền trên các hãng hàng không, tàu thuyền, doanh nghiệp, trường học. Nội dung chủ yếu là giảm rác thải nhựa, hướng tới hết năm 2025 trên địa bàn huyện không còn buôn bán, sử dụng nhựa và ni lông dùng một lần; chuyển dần sang những sản phẩm thay thế cũng như nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường, xử lý rác thải trên địa bàn.

"Côn Đảo là một trong những địa phương Mạng lưới đô thị giảm nhựa - một sáng kiến toàn cầu của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) - hướng tới không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên. Huyện đặt mục tiêu cắt giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2025, đến năm 2030 trở thành điểm đến không rác thải nhựa. 

Theo: nongnghiepmoitruong.vn

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới