Sign In

Các chính sách giảm thải nhựa đang trở nên thực tiễn và chuẩn mực mới

19:09 18/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Đây là một trong những thành công quan trọng được tổng kết từ dự án 'Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam', triển khai từ năm 2020 - 2025.

Trong 5 năm, nhiều mô hình sáng tạo được triển khai từ dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Trong 5 năm, nhiều mô hình sáng tạo được triển khai từ dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Sáng 18/5, tại Vườn quốc gia Côn Đảo, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Tổ chức WWF tổ chức tổng kết dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” trong giai đoạn 2020 - 2025.

Phát biểu tại chương trình tổng kết, ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh, những kết quả từ dự án không chỉ là kết quả định lượng. Những thành tựu đó đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, trao quyền cho cộng đồng và đặt nền móng cho một xã hội hướng tới kinh tế tuần hoàn. Nhiều mô hình sáng tạo như “trường học không nhựa”, “đô thị giảm nhựa”, “du lịch giảm nhựa”… được triển khai từ dự án.

“Trong đó, hợp phần chính sách được xác định là trụ cột chiến lược, đóng vai trò nền tảng trong việc hỗ trợ Việt Nam về quản lý vòng đời nhựa và kinh tế tuần hoàn, bao gồm quản lý ô nhiễm nhựa đại dương. Điều này đang trở thành thực tiễn và chuẩn mực mới về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)”, ông Nguyễn Đức Toàn cho hay.

Sau 5 năm triển khai, dự án đã triển khai được 34 chương trình nghiên cứu, khảo sát. Ngoài ra, dự án phát hành 15 ấn phẩm với các thông tin phân tích, khuyến nghị tiếp cận kinh tế tuần hoàn và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam. Có 28 hội thảo tham vấn kĩ thuật cấp trung ương được tổ chức về lĩnh vực nhựa, bao bì, EPR và kinh tế tuần hoàn.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Hợp phần chính sách không chỉ đóng vai trò tham vấn kĩ thuật mà còn là sự điều phối quá trình tham vấn, khuyến nghị, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và địa phương tham gia vào dự án. Đây sẽ là nền tảng để Việt Nam duy trì các nỗ lực chống ô nhiễm nhựa trong dài hạn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và hội nhạp toàn diện với cộng đồng quốc tế.

“Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những thách thức còn phía trước: từ thay đổi thói quen tiêu dùng, hoàn thiện hạ tầng thu gom đến đảm bảo nguồn lực tài chính dài hạn. Đây là lời nhắc nhở rằng bảo vệ biển khỏi rác thải nhựa không thể là một chiến dịch ngắn hạn, mà cần sự kiên định, hợp tác đa ngành, đa bên và sự linh hoạt trong chính sách”, ông Toàn nhấn mạnh.

Theo bà Marianne Henkel, Trưởng đại diện Chương trình châu Á, WWF - Đức, thông qua sáng kiến đô thị giảm nhựa, đến năm 2024, 9 thành phố/ quận, huyện đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch quản lý rác thải nhựa. Trong đó, 6 địa phương đã triển khai nhiều hoạt động được đề ra trong kế hoạch. Hàng nghìn trang thiết bị được bổ sung vào hệ thống thu gom tại các địa phương. Tổng 10.631m3 rác nhựa được thu gom từ 2021 - tháng 3/2025 và được xử lý đúng cách.

Bà Marianne Henkel, Trưởng đại diện Chương trình châu Á, WWF - Đức (giữa) vinh danh hợp tác với Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Bà Marianne Henkel, Trưởng đại diện Chương trình châu Á, WWF - Đức (giữa) vinh danh hợp tác với Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Kết thúc dự án, hành trình 5 năm nhưng mục tiêu giảm thải rác thải nhựa sẽ luôn còn được tiếp diễn. Tuy nhiên, đây chỉ là tiền đề để các địa phương ven biển, doanh nghiệp và người dân tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả từ dự án này. Nhiều địa phương đã và đang trở thành điểm đến trong hành trình giảm tải nhựa và phát triển du lịch bền vững.

“Chúng ta đã cùng gieo những hạt giống đầu tiên từ kiến thức, công cụ đến lòng tin và hành động cho một đại dương không nhựa. Những hạt giống ấy sẽ tiếp tục nảy mầm và lan tỏa, với điều kiện chúng ta giữ vững niềm tin, sự đồng lòng và quyết tâm hành động vì một tương lai bền vững”, bà Marianne Henkel bày tỏ.

 

Theo: nongnghiepmoitruong.vn

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới