Sign In

Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và định hướng phát triển

"Hoạt động của Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" năm 2024

12:28 21/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng ngày 21/11, tại Hà Nội, Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tổ chức Hội thảo “Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và định hướng phát triển”. Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chánh Văn phòng cơ quan thường trực Ủy ban chủ trì hội thảo.

Tham dự Hội thảo gồm có đại diện các đơn vị trực thuộc Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Đại diện các Vụ thuộc Bộ TN&MT: Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch - Tài chính; các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.

Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn chủ trì và phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo với các nội dung tham luận tập trung vào các vấn đề Ứng dụng KHCN trong các lĩnh vực: hoạt động điều tra cơ bản và quản lý biển, hải đảo; Ứng dụng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực điều tra và quản lý biển, hải đảo; điều tra đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản phục vụ cho phát triển kinh tế và bảo tồn biển; điều tra đo đạc, thành lập bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa không gian vùng biển và các hải đảo; điều tra khí tượng, hải dương, địa chất, môi trường khu vực Trường Sa; hoạt động điều tra trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn cho biết, Việt Nam với đường bờ biển dài và hệ thống đảo lớn nhỏ, việc quản lý và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, theo dõi và đánh giá thực trạng, biến động của tài nguyên, môi trường biển. Thông qua Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi thảo luận nhằm đánh giá hiện trạng khoa học công nghệ biển trong điều tra, nghiên cứu nhằm đáp ứng kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng; tạo chuyển biến lớn về khoa học, công nghệ theo hướng hiện đại phục vụ điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, môi trường biển.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Quang cảnh Hội thảo

Đại diện Bộ NN&PTNT trình bày tham luận tại Hội thảo

Đại diện Quân chủng Hải quân trình bày tham luận tại Hội thảo

Ông Lê Anh Thắng, Giám đốc Trung điều tra tài nguyên – môi trường biển và hải đảo khu vực phía Bắc phát biểu và trình bày tham luận tại Hội thảo

Thu Loan

Ý kiến

Từ RAS đến AI: Mở lối đi mới cho thủy sản

Từ RAS đến AI: Mở lối đi mới cho thủy sản

Công nghệ đang vẽ lại bản đồ nuôi trồng thủy sản Việt Nam: hiện đại hơn, xanh hơn và bền vững hơn.
Công nghệ xanh - Chìa khóa cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Công nghệ xanh - Chìa khóa cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Công nghệ xanh đang mở ra hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản bền vững tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, giúp giảm phát thải, thích ứng biến đổi khí hậu.

Nhiều hoạt động tại Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức trong Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2025.