Sign In

Trà Vinh đặt mục tiêu trồng mới 100ha rừng phòng hộ

08:43 18/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Tỉnh Trà Vinh sẽ trồng rừng phòng hộ trên các bãi bồi ven sông, ven biển, đồng thời trồng bổ sung để nâng cao chất lượng và giá trị đa dụng của rừng hiện có

Rừng phòng hộ ven biển tại xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, do Công ty Mùa Vàng thực hiện dự án. Ảnh: Hồ Thảo.

Chi cục Kiểm lâm và Đa dạng sinh học tỉnh Trà Vinh cho biết đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2026-2030, với tổng nhu cầu vốn 94 tỷ đồng, gồm 69 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 25 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Theo ông Nguyễn Vũ Phương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Đa dạng sinh học tỉnh Trà Vinh, mục tiêu của chương trình là duy trì ổn định diện tích rừng hiện có, trồng mới 100 ha rừng phòng hộ trên các bãi bồi ven sông, ven biển theo quy hoạch sử dụng đất, đồng thời trồng bổ sung để nâng cao chất lượng và giá trị đa dụng của rừng hiện có.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ và phát triển rừng; củng cố lực lượng bảo vệ rừng cơ sở để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

Tỉnh cũng đang triển khai điều tra rừng để xây dựng cơ sở dữ liệu lâm nghiệp, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển ngành. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng, huy động đa dạng nguồn vốn trong và ngoài nước.

Trà Vinh hiện có 9.800 ha rừng, hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, phát triển mô hình lâm - ngư kết hợp, tập trung trồng các loài cây họ đước nhằm tận dụng tối đa không gian rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.

Hồ Thảo

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới