Sign In

12 huyện đảo, thành phố đảo sẽ trở thành các Đặc khu

10:01 15/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Theo Đề án vừa được phê duyệt, các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là Đặc khu.

Ngày 14/4/2025, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).

Theo Đề án, phương án tổ chức lại ĐVHC cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

ĐVHC cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt nhất. Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC mới sau sắp xếp là xã.

Một trong những nội dung đáng chú ý, Đề án nêu rõ chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là Đặc khu

Theo đó, hình thành 11 Đặc khu thuộc tỉnh từ 11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo.

Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, các cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập một huyện riêng. Theo đó, nghiên cứu thành lập hai đặc khu là Phú QuốcThổ Châu.

Vị trí đặt các Đặc khu theo phương án sáp nhập mới

Hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. 

Huyện đảo là một đơn vị hành chính cấp huyện, nằm trên các đảo và quần đảo, có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng,... trên địa bàn huyện.

Huyện đảo được thành lập trên cơ sở các đảo, quần đảo có diện tích đủ lớn, có khả năng phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Việt Nam hiện có 12 huyện đảo, thành phố đảo

1. Huyện đảo Cô Tô

Huyện đảo cô tô

Cô Tô là tên quần đảo phía Đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Địa danh hành chính là huyện Cô Tô, diện tích 47 km2, dân số hơn 6.700 người. Quần đảo Cô Tô có khoảng 50 đảo, đá lớn nhỏ.

2. Huyện đảo Vân Đồn

Vân đồn

Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh diện tích tự nhiên 581,8 km2, dân số vào khoảng 46.600 người. 

3. Huyện đảo Cát Hải

Cát Hải

Huyện đảo Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng, phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, bao gồm đảo Cát Bà và đảo Cát Hải, tổng diện tích khoảng 366 km2, dân số khoảng 32.000 người. Nơi đây có Vườn Quốc gia Cát Bà là nơi lưu giữ nguồn gene quý hiếm trong đó có loài voọc đầu trắng được ghi vào sách Đỏ thế giới.

4. Huyện đảo Bạch Long Vĩ

Bạch Long Vỹ

Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng, nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 3 km2, dân số khoảng 1.150 người.  Đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ.

5. Huyện đảo Cồn Cỏ

cồn Cỏ
Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) có diện tích tự nhiên khoảng 2,29 km2, dân số khoảng 500 người. Mặc dù với diện tích không lớn nhưng đảo lại có vị trí chiến lược án ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung Bộ, gần nhiều tuyến đường hàng hải trong nước và quốc tế. Vì vậy, đảo có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải

6. Huyện đảo Hoàng Sa

Hoàng Sa

Huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 1-1997 thuộc thành phố Đà Nẵng. Quần đảo này có diện tích 305 km2, chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng. Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý.

7. Huyện đảo Lý Sơn

Lý sơn

Huyện Lý Sơn, còn gọi là cù lao Ré, diện tích của huyện  khoảng 10,39 km2 nhưng dân số lại lên đến hơn 22.000 người. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm.

8. Huyện đảo Trường Sa

Trường Sa

Là huyện đảo của tỉnh Khánh Hòa, diện tích 7,7 km2, dân số khoảng 93 người, nằm ở khu vực phía Nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc san hô. Hòn đảo xa nhất cách đất liền tới 250 hải lý.

9. Huyện đảo Phú Quý

https://yourvacation.vn/uploads/images/Ph%C3%BA%20Qu%C3%BD%201.jpg

Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ). Đây là huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, với diện tích 17,4 km2, cách thành phố Phan Thiết 120 km về hướng Đông Nam.

10. Huyện đảo Côn Đảo

https://yourvacation.vn/uploads/images/C%C3%B4n%20%C4%90%E1%BA%A3o%201.jpg
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 185 km và cách cửa sông Hậu - Cần Thơ khoảng 83 km. Diện tích tự nhiên của huyện khoảng 75,79 km2, dân số khoảng 13.112 người. 

11. Huyện đảo Kiên Hải

https://yourvacation.vn/uploads/images/Ki%C3%AAn%20H%E1%BA%A3i%201.jpg

Kiên Hải là huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam. Huyện có diện tích khoảng 24,81 km2 và dân số khoảng 17.644 người, sinh sống trên các đảo trong quần đảo Kiên Hải. Các đảo của huyện Kiên Hải vẫn còn sơ khai, nhiều phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên.

12. Huyện đảo - Thành Phố  Phú Quốc

https://yourvacation.vn/uploads/images/Phsu%20Qu%E1%BB%91c%201.jpg

Huyện đảo - Thành Phố  Phú Quốc này thuộc tỉnh Kiên Giang, nay là TP Phú Quốc có tổng diện tích 589,27 km2, xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore, dân số khoảng 294.400 người. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía Tây Bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.

 

Muôn Nguyễn

Ý kiến

Đa dạng thành phần loài và phân bố sinh thái của động vật đáy tại Gò Đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh)

Gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân có những đặc thù sinh thái riêng biệt, nguồn lợi sinh vật đáy đa dạng và là nơi khai thác thủy sản của nhiều ngư dân địa phương, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở gò đồi ngầm này để phục vụ quản lý nguồn lợi hiệu quả. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong hai đợt khảo sát thực địa bằng phương pháp lặn SCUBA, thu mẫu thành phần loài và sinh thái, định danh loài và phân tích phân bố sinh thái thực hiện vào năm 2023 và 2024. Kết quả phân tích cho thấy khu vực này có ba dạng nền đáy đặc trưng gồm: dạng nền đáy rạn san hô (ở khu vực đỉnh gò với độ sâu 12 – 15m); dạng nền đáy đá tảng và cụm san hô (ở khu vực sườn gò, có độ sâu 18 – 22m); dạng nền đáy cát bùn (ở chân gò với độ sâu từ 25 – 35m). Tổng số 95 loài động vật đáy thuộc ba nhóm chính là Mollusca, Arthropoda và Echinodermata đã được ghi nhận lần đầu tiên ở gò đồi ngầm Cô Tô – Thanh Lân. Sự phân bố của một số nhóm loài đặc trưng theo dải độ sâu và dạng nền đáy như loài Mauritia arabica tập trung ở vùng đá rạn nông (14–20 m), trong khi Atrina vexillum, Pteria penguin và Colochirus quadrangularis hiện diện chủ yếu ở tầng sâu (>25 m). Nghiên cứu cũng ghi nhận có một số loài có giá trị kinh tế như Atrina vexillum, Pteria peasei và Mauritia arabica. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật đáy và hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững tại các gò đồi ngầm trong tương lai
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

“Thực phẩm xanh” tạo nên làn sóng bền vững và an ninh ở Đông Á

Trước khủng hoảng khí hậu và khan hiếm nước, Đông Á đang nổi lên với giải pháp thực phẩm xanh – mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững giúp cứu hệ thống lương thực thế giới